Có thể nói rằng sau khi sinh là một giai đoạn cực kỳ khó khăn đối với những người phụ nữ. Trong giai đoạn này phụ nữ dễ bị suy nhược, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ,… Và đó là những dấu hiệu của việc người phụ nữ đang có khả năng bị trầm cảm. Đây là loại bệnh rất phổ biến và nguy hiểm, người mắc phải có thể bị ở mức độ nhẹ, vừa và nguy hiểm nhất là nặng. Nếu bị trầm cảm thì chắc chắn rằng chất lượng cuộc sống sẽ không tốt và cũng sẽ ảnh hưởng đến người con mới sinh. Sau đây hãy cùng cloonross tìm hiểu rõ hơn về những dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhằm phòng tránh chúng.
Mục Lục
Những dấu hiệu của việc trầm cảm sau sinh
Mệt mỏi triền miên, cơ thể suy nhược
Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con. Thậm chí khóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Một số người cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi, những cảm giác này thường không có căn cứ. Theo bác sĩ Xuyến, tình trạng này kéo dài khiến người mẹ bị suy nhược, mệt mỏi triền miên; thờ ơ với công việc nhà. Thêm vào đó là không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Cảm thấy căng thẳng, lo lắng
Dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm là người mẹ thường cảm thấy đau một vùng nào đó trên cơ thể và có cảm giác bệnh. Một số bà mẹ yếu sức càng có nhiều mối lo về sức khỏe của mình. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và cổ, đau lưng, ngực hay các vấn đề về tim. Sự lo lắng về sức khỏe gia tăng khiến họ càng stress thêm. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.
Nhiều sản phụ luôn cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó gặp gỡ người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay tin nhắn, thư từ. Bệnh nhân thường không muốn đến gặp bác sĩ. Do đó gia đình nên mời bác sĩ tới nhà.
Khó vào giấc ngủ
Người bị trầm cảm thường rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng hoặc hoàn toàn không ngủ được. Một số bệnh nhân ngủ không liên tục, hay thức giấc vào giữa đêm. Thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối nên bị mất ngủ kéo dài. Lúc này, gia đình nên bố trí người giúp sản phụ cho con bú vào buổi tối.
Luôn bị ám ảnh
Sản phụ mắc bệnh trầm cảm thường bị ám ảnh về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm. Nó có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi.
Không tập trung và khó suy nghĩ
Các bà mẹ bị trầm cảm thường cảm thấy rất khó khăn để đưa ra quyết định. Họ thường phải mất rất nhiều thời gian để cân nhắc những vấn đề thông thường. Việc khó tập trung chú ý còn thể hiện ở những khía cạnh đơn giản. Ví dụ như không thể đọc xong một bài báo ngắn. Không thể nghe hết một bài hát yêu thích hay xem hết một chương trình tivi mà họ thường quan tâm trước đây.
Cách điều trị trầm cảm sau sinh
Hỗ trợ từ người thân
Bạn bè và gia đình hãy giúp sản phụ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân tái khám và yêu cầu bác sĩ thay đổi thuốc. Bệnh nhân trầm cảm rất sợ cô độc. Do vậy gia đình nên sắp xếp để luôn có một người mà sản phụ tin tưởng ở bên cạnh.

Điều trị bằng thuốc
Người mẹ bị trầm cảm nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu khó khăn thì mời bác sĩ đến nhà. Báo với bác sĩ về tất cả triệu chứng gây khó chịu để giúp chẩn đoán chính xác hơn. Nếu uống loại thuốc nào đó khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc không hiệu quả thì nên báo với bác sĩ để đổi thuốc khác.
Bên cạnh việc dùng thuốc, sản phụ cần duy trì chế độ dinh dưỡng tốt. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp để nâng đỡ cơ thể. Nếu dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt thì không nên dừng lại. Vì trầm cảm cần có thời gian điều trị kéo dài để phục hồi hoàn toàn.
Discussion about this post