Do tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đang phức tạp nên các hoạt động kinh doanh tại chỗ sẽ được xem xét dừng hoạt động. Theo đó, Bộ y tế ban hành công văn cho các xã, phường chủ động đánh giá cấp độ dịch. Từ đó xem xét các hoạt động kinh doanh tại chỗ có được kinh doanh hay tạm dừng hoạt động. Người dân cũng sẽ chủ động cách ly F1 tại nhà và liên hệ với trạm y tế để nhận được hướng dẫn đúng đắn. Những ngày qua, Hà Nội liên tiếp ghi nhận các ca bệnh tăng trong thời gian ngắn.
Mục Lục
Liên tục đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế
UBND TP Hà Nội yêu cầu các địa phương liên tục đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên quy mô xã, phường, thị trấn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch theo cấp độ. UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm “4 tại chỗ”.
Khẩn trương triển khai trạm y tế lưu động

Theo đó, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP Hà Nội yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai trạm y tế lưu động để thu dung, cách ly, quản lý, theo dõi, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà. Và tại các cơ sở thu dung của quận, huyện, thị xã theo đúng quy định.
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu thành lập tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà để hỗ trợ cho các trạm y tế lưu động. Gồm các lực lượng tình nguyện của phụ nữ, Đoàn thanh niên, sinh viên, giáo viên… (với điều kiện tuổi dưới 50, đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19).
Cách ly F1 tại nhà
Theo đó, tổ sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ người nhiễm COVID-19 tại nhà theo quy định. Lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nh. Ghi chép các thông tin nhận được từ người cách ly tại nhà. Tthông báo ngay cho cán bộ y tế của trạm y tế lưu động và các nhiệm vụ khác được giao. Được hưởng các chế độ phòng, chống dịch theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”.
“UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, tiếp tục triển khai có hiệu quả việc cách ly tại nhà cho F1 theo hướng dẫn của TP”, văn bản nêu.
Tạm dừng các hoạt động kinh doanh
TP Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế để đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn. Và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh. Bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp bảo đảm công tác phòng, chống dịch theo từng cấp độ. Bao gồm việc hạn chế hoặc dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tùy theo cấp độ dịch. Nnhư các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động, sự kiện tập trung đông người…
“Các quận, huyện, thị xã huy động nguồn lực tại địa phương, phối hợp với Sở Giao thông vận tải chủ động thực hiện việc điều phối, vận chuyển người bệnh COVID-19 nhẹ. Và không triệu chứng (tầng 1), vận chuyển mẫu bệnh phẩm, người tiếp xúc gần (F1)… Trên địa bàn đến các cơ sở cách ly, thu dung. Điều trị khi cần vận chuyển theo chỉ đạo tại công điện số 26 của chủ tịch UBND TP Hà Nội”. Văn bản của UBND TP Hà Nội nêu.
Dịch bệnh phức tạp tại Hà Nội

Những ngày vừa qua, tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội diễn biến phức tạp. Liên tục lập kỷ lục về số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày. Từ ngày 27-4 đến nay, TP ghi nhận 13.172 ca bệnh. Trong đó 5.212 ca cộng đồng, 7.960 ca đã được cách ly.
UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện. Và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng. Chống dịch trên địa bàn trước UBND thành phố.
Theo đánh giá cấp độ dịch tính đến ngày 3.12, toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2. Tức màu vàng, nguy cơ trung bình.
– 7 quận, huyện ở cấp độ 1 (màu xanh, bình thường mới), giảm 12 địa phương so với lần công bố ngày 26.11. Các “vùng xanh”. Gồm: Ba Vì, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ứng Hoà và thị xã Sơn Tây.
– 23 quận, huyện còn lại ở cấp độ 2.
– 523 xã, phường cấp độ 1 (giảm 12 địa phương).
– 53 xã phường cấp độ 2 (tăng 11 địa phương).
– 3 xã, phường cấp độ 3, tức màu cam, nguy cơ cao (tăng 1 địa phương). Gồm: Phường Phố Huế (quận Hai Bà Trưng), phường Khâm Thiên (quận Đống Đa), phường Trung Phụng (quận Đống Đa).
Discussion about this post