Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê đưa ra. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 năm 2021 bình quân đạt 357,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với tháng trước. Số liệu này cũng cho thấy sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, thị trường bán lẻ đang khởi sắc. Sự phục hồi trong ba tháng cuối năm được dự báo trùng với nhiều lễ hội sẽ kích cầu người dân nói chung. Với việc dịch bệnh đang được kiểm soát tốt hơn, dự báo nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ bắt đầu quay trở lại để bù đắp cho nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén trong suốt thời gian qua.
Mục Lục
Thay đổi về chiến lược kinh doanh giai đoạn cuối năm
Quý 4/2021 được kỳ vọng là thời điểm mà mức tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ. Từ đó sẽ giúp cho các ngành bán lẻ và đặc biệt là ngành F&B có các dấu hiệu tích cực hơn. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Savills; các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh dài hơn và hiệu quả hơn.

“Các thương hiệu cần phải chú ý đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng. Với những kế hoạch bền vững để giữ được lượng khách trung thành của mình. Thông qua việc đưa ra những chiến lược marketing hoặc những chiến lược quảng bá. Song song với đó là những chiến lược chăm sóc khách hàng, hậu mãi ngay trong thời gian tới”, Savills đánh giá.
Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng tại các nước Đông Nam Á cho thấy; quá trình chuyển dịch từ cửa hàng vật lý sang các nền tảng thương mại điện tử đã diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng. Sự chuyển đổi này tạo ra lợi thế cho dịch vụ giao hàng tận nhà. Khi có đến 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ này; và 82% trải nghiệm dịch vụ lần đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Sự phục hồi của các doanh nghiệp
Theo đó, trong số 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà. Tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch. Môi trường kỹ thuật số cũng là nơi doanh nghiệp có thể quảng cáo nhắm vào đối tượng cụ thể; mang đến những chương trình ưu đãi riêng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân. Thậm chí, một xu hướng số hóa mới mẻ nhưng đang trở nên phổ biến; trong triển khai chương trình khuyến mãi là sử dụng mã QR Code. Bởi tính tiện dụng và linh hoạt. Xu hướng này không chỉ diễn ra ở những đơn vị kinh doanh có thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng. Mà ngay cả ở những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, thương nhân, tiểu thương…
Thống kê của VnDirect, tính đến ngày 22/10, 162 công ty đã công bố kết quả kinh doanh. Tương ứng với 9% tổng số cổ phiếu và 8% tổng vốn hóa toàn thị trường. Xét theo nhóm ngành, nhóm dịch vụ hỗ trợ có tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2021 cao nhất với 323%. Đứng thứ hai là giấy và lâm nghiệp với 243%, thứ ba là kim loại với 115%. Tiếp theo là nhóm dịch vụ và hàng không 111%.

Dịch vụ tài chính 89%, hoá chất 85%. Bảo hiểm 41%, ngân hàng 14,6%. Nhóm bất động sản tăng 3%. Ngược lại, nhóm công nghiệp tăng trưởng lợi nhuận âm 101,9% trong quý 3 vừa qua. Tiếp theo là bán lẻ âm 87%, ô tô âm 72%, đồ uống âm 45%, và thực phẩm âm 44%, Xây dựng và Vật liệu âm 2,1%….
Sự vươn lên của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Trong bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn cho thấy khả năng “vượt bão” của mình. Như công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021 với doanh thu lũy kế đạt 14.018 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm 2020.
FRT cho biết đã hoàn thành 85% kế hoạch doanh thu và 114% kế hoạch lợi nhuận của năm 2021. Một doanh nghiệp bán lẻ khác cũng công bố lãi trong quý III là Thế giới di động. Cả quý III, doanh thu thuần của công ty đạt 24.333 tỷ đồng, lãi sau thuế 786 tỷ đồng.
Khoảng gần 40% doanh nghiệp bán lẻ trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng; để doanh thu của ngành bán lẻ sau làn sóng COVID-19 lần thứ tư có thể phục hồi cần từ 7 đến 12 tháng. Và có 20% doanh nghiệp thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh lạc quan hơn. Nhận định thị trường phục hồi sau khoảng 6 tháng khi mà du lịch mở cửa; người dân hoạt động nhộn nhịp trở lại.
Discussion about this post