Đột quy là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với bất kỳ ai trong chúng ta. Đa số nhiều người thường nghĩ rằng bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh nguy hiểm này cũng có thể bị mắc gặp ở trẻ em. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm và đáng báo động. Các bậc phụ huynh phải cực kỳ chú đến đến bệnh này để nhằm nhận biết cũng như đề phòng cho trẻ nhỏ. Sau đây qua bài viết dưới đây cloonross sẽ chỉ ra phần nào về đột quỵ ở trẻ nhỏ, cũng như những thông tin mà các bậc phụ huynh cần chú ý.
Mục Lục
Tìm hiểu về đột quỵ ở trẻ em
Đột quỵ ở trẻ em thường xảy ra do bệnh lý tim bẩm sinh, các rối loạn đông cầm máu và bệnh lý tự miễn; hoặc dấu hiệu không rõ ràng.
Bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Thụy Minh Thư, Phòng khám Nhi – Tiêm ngừa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết trước đây, người ta vẫn cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Đột quỵ ở trẻ nhỏ được chia làm 2 dạng. Đó là đột quỵ nhồi máu và đột quỵ xuất huyết. Trong đó, phổ biến là đột quỵ xuất huyết.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi lượng máu nuôi não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Điều này khiến cho não bị thiếu oxy và thiếu dinh dưỡng. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Theo các chuyên gia, đột quỵ ở trẻ em có thể được chia theo 3 nhóm tuổi khác nhau:
- Giai đoạn trước khi sinh, khi còn nằm trong bụng mẹ
- Giai đoạn sơ sinh hoặc 28 ngày đầu đời
- Giai đoạn từ sơ sinh đến năm 18 tuổi
Nguyên nhân gây ra đột quỵ ở trẻ em
Theo bác sĩ Minh Thư, nguyên nhân thường gặp gây ra đột quỵ xuất huyết ở trẻ em là dị dạng mạch máu não. Ví dụ như dị dạng động mạch não, túi phình mạch máu não. Khi bệnh nhi có túi phình mạch máu não hoặc dị dạng động tĩnh mạch não, thường bé không có bất kỳ biểu hiện gì. Đôi khi có thể có đau đầu, co giật…
“Nhưng khi những tổn thương này vỡ ra, gây xuất huyết não. Điều này sẽ ảnh hưởng nguy kịch đến tính mạng bệnh nhi. Vì vậy cần nhận biết sớm trong những trường hợp này”, bác sĩ Thư nói.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em còn do bệnh lý tim bẩm sinh, rối loạn đông cầm máu. Ví dụ như bệnh Hemophillia, xuất huyết giảm tiểu cầu. Và các bệnh lý tự miễn như hội chứng Anti phospholipid…
Những dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em
Đối với trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự người lớn như méo miệng, nói đớ, liệt nửa người đột ngột. Còn ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu này rất khó có thể nhận ra. “Có nhiều trường hợp đột quỵ không có biểu hiện rõ ràng mà trẻ chỉ đột ngột lơ mơ, lừ đừ; hoặc bứt rứt, quấy khóc, nôn ói… Những triệu chứng này rất chung chung và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điển hình như viêm màng não”, bác sĩ chia sẻ.
Khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện đột quỵ, cần nhanh chóng gọi cấp cứu để kịp đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trẻ được cấp cứu sớm, nguy cơ để lại di chứng thấp, thời gian hồi phục nhanh hơn.
Phòng ngừa đột quỵ ở trẻ em
Bác sĩ Minh Thư khuyến cáo để phòng ngừa đột quỵ ở trẻ, phụ huynh nên tầm soát bệnh lý tim. Nếu trong gia đình có rối loạn đông máu trẻ cần được kiểm tra chức năng đông máu, tái khám thường xuyên với trẻ có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới. Trong đó gần 50% số ca sẽ tử vong, 90% để lại di chứng. Do hầu hết đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.
Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ ở trẻ em
Thời gian vàng trong bệnh đột quỵ nói chung vẫn khuyến cáo 6 giờ. Tuy nhiên những nghiên cứu hiện tại trên người lớn thì có thể kéo dài thời gian vàng thêm.

Những nghiên cứu về thời gian vàng cho đột quỵ trẻ em thường rất ít do bệnh lý rất hiếm gặp. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ nào để kết luận chính xác. Do vậy nên phải xử trí được đột quỵ cho bệnh nhi càng sớm càng tốt.
Discussion about this post