Nhiệt miệng là một loại bệnh gây cho chúng ra rất nhiều khó chịu. Hầu hết ai trong chúng ta cũng sẽ từng bị nhiệt miệng. Đầu tiên khi chúng ta bị nhiệt miệng chúng ta sẽ rất chán ăn, không những chán ăn mà chúng còn gây cho ta cảm giác đau nhức kéo dài. Tệ hơn nữa nếu nặng hơn nó sẽ khiến bạn sốt, viêm sưng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy bạn đã hiểu tất tần tật về bệnh nhiệt miệng cũng như những cách phòng ngừa chúng chưa. Sau đây qua bài viết dưới đây cloonross sẽ làm rõ hơn về các vấn đề vừa đề cập trên.
Mục Lục
Nguyên nhân bệnh nhiệt miệng
Mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém; không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng (hay còn gọi là lở miệng). Bệnh không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu, nhất là khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Không những vậy bệnh còn rất dễ tái phát. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa không khó.

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Triệu chứng nhiệt miệng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ. Nó để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục. Thường có đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi. Nó khiến ta rất khó chịu và đau lúc nói hoặc khi ăn uống phải nhai nuốt.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận. Không điều trị, các vết loét này cũng có thể tự biến mất sau 1- 2 tuần. Tuy nhiên sau đó rất dễ tái đi tái lại theo chu kỳ (tức viêm loét miệng mạn tính). Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc nhiều hơn. Thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí gây sốt cao; nổi hạch dưới hàm, ăn uống mất ngon, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá. Trẻ bị nhiệt miệng thường quấy khóc, biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng.
Người bệnh cần được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng. Dùng thuốc kháng sinh trong đa số các trường hợp là không cần thiết, nếu dùng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Các biện pháp chẩn đoán
Xuất hiện khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự với nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Bệnh nhiệt miệng có thể xác định chính xác bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.
Thế nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm. Có thể kể đến như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.
Phòng ngừa nhiệt miệng
Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống. Ngoài ra cần làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Bên cạnh đó cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc. Nên hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.
Các biện pháp điều trị
Tự làm nước súc miệng với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.
Giảm đau và sưng bằng cách chườm đá lạnh. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
Tránh xa các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Uống trà: Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.
Discussion about this post