Không phải từ lúc đại dịch Covid 19 bùng phát thì người Nhật đã xem khẩu trang là vật bất li thân. Tại đất nước này văn hóa đeo khẩu trang đã tồn tại từ lâu đến này đã trở thành một thói quen. Theo ước tính thì năm 2015 Nhật Bản đã tiêu thụ 4.9 tỷ chiếc khẩu trang. Điều này cũng là nguyên nhân số lượng ca nhiễm bệnh tại quốc gia này tương đối thấp hơn các nơi khác. Nhưng mục đích thật sự của việc nghiện khẩu trang tại Nhật chủ yếu là do yếu tố tâm lý muốn không gian riêng tư cho bản thân.
Mục Lục
Văn hóa đeo khẩu trang tồn tại từ lâu
Tại Nhật Bản, văn hóa đeo khẩu trang đã tồn tại từ lâu. Và nhiều khả năng sẽ kéo dài kể cả khi đại dịch Covid-19 qua đi. Các nhà nghiên cứu gọi việc ngại bỏ khẩu trang của người Nhật là dấu hiệu của hiện tượng “phụ thuộc vào khẩu trang”. Thuật ngữ này do chuyên gia tư vấn Yuzo Kikumoto đưa ra. Để chỉ những người đeo khẩu trang vì các lý do ngoài vấn đề đảm bảo vệ sinh. Ví dụ như che mặt hoặc lo lắng. Chia sẻ với tờ Straits Times, từ năm 2009 đến 2017, số người “nghiện” đeo khẩu trang tìm đến nhờ Yuzo tư vấn đã tăng 50%, trong đó 60% là nữ.
Akari Yamamoto, bà nội trợ ngoài 30 tuổi ở Yokohama tiết lộ. Con trai bảy tuổi của chị bị phụ thuộc vào khẩu trang do đại dịch. Kể cả khi sân chơi vắng tanh, cậu bé vẫn đeo khẩu trang. Ở nhà, nếu có người ngoài gia đình tới chơi, cậu cũng đeo khẩu trang. “Lúc cả nhà ra ngoài, thằng bé chỉ cởi khẩu trang khi ăn uống. Nó còn có lần thử ăn mà vẫn đeo khẩu trang. Và nói rằng không muốn bị người khác nhìn thấy mặt”, Yamamoto chia sẻ thêm.

Theo tờ Yomiuri Shimbun, thói quen đeo khẩu trang xuất hiện ở Nhật từ hơn 100 năm trước. Khi đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát. Từ lúc Covid-19 chưa xuất hiện, người Nhật đã thường đeo khẩu trang vào mùa cúm hoặc mùa xuân (để tránh dị ứng phấn hoa).
Thói quen đeo khẩu trang của người Nhật được xem là lý do chính. Giúp tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở nước này tương đối thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật chỉ ra rằng phần lớn người dân đeo khẩu trang vì ám ảnh sợ xã hội. Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phát triển. Kikumoto nhận định khẩu trang giống như tấm chắn bảo vệ.
Chứng nghiện khẩu trang
Nghiên cứu năm 2018 của bác sĩ tâm thần Noboru Watanabe từ Văn phòng Y tế Akasaka phát hiện nhiều cá nhân đeo khẩu trang để giấu đi các dấu hiệu căng thẳng, lo lắng. Tuy nhiên, càng đeo khẩu trang, nỗi sợ xã hội càng tăng lên. Watanaba còn tuyên bố rằng phụ thuộc vào khẩu trang là một chứng nghiện. Tương tự như đánh bạc, quan hệ tình dục quá mức hoặc sử dụng Internet vô độ. Các chứng nghiện này khác với nghiện rượu và ma túy ở chỗ chúng không phụ thuộc vào một chất cụ thể. Mà phụ thuộc vào một hành động song mục đích cuối cùng vẫn là để giúp con người giải tỏa, dễ chịu hơn.

Yamamoto đang tìm cách giải quyết tình trạng phụ thuộc vào khẩu trang của con. Từ năm ngoái, cậu bé phải đeo khẩu trang khi đi học. Kết quả, cậu bé chẳng mấy khi nhìn thấy mặt bạn bè cùng lớp. “Tôi sợ rằng thằng bé sẽ sợ tiếp xúc với người khác”. Bà mẹ lo lắng nhưng thừa nhận hiện tại chẳng có giải pháp nào khả thi.
“Tôi đã đến trường, nói chuyện với cố vấn học đường. Thậm chí tham khảo ý kiến của một nhà tâm lý học trẻ em nhưng họ đều bảo giờ chưa thể làm gì. Tôi nghĩ họ đúng. Giờ đây, nhà là nơi duy nhất chúng ta có thể yên tâm bỏ khẩu trang”.
Căn bệnh của thời đại
Không chỉ đeo khẩu trang để chống bụi, chống nắng, người Nhật “nghiện” đeo khẩu trang còn vì vấn đề tâm lý. Thực tế cho thấy người Nhật sử dụng khẩu trang mỗi ngày mỗi giờ kể cả ở trong phòng làm việc.
Khi bản thân đang chuyển động giữa một thế giới hiện đại rộng lớn .Thì 20 centimet vuông được bao phủ bởi chiếc khẩu trang trên mặt. Có thể coi như một không gian riêng tư tách bạch giữa cái “tôi” và thế giới bên ngoài. “Tôi không muốn người khác nhìn mình”. “Tôi không muốn người khác thấy cảm xúc của mình”. “Tôi không muốn người lạ bắt chuyện với mình”. “Tôi không muốn ngửi thấy mùi lạ khi đi giữa đám đông”. Tất cả đều cho thấy người Nhật đang muốn bảo toàn sự riêng tư cho chính bản thân mình.
Theo ông Yuzo Kikumoto, một chuyên gia tâm lí người Nhật, hiện tượng “phụ thuộc khẩu trang”. Bắt nguồn từ cảm giác thiếu an toàn ở nơi công cộng. Trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trong công sở, nhiều người bắt đầu sử dụng chiếc khẩu trang như một cái cớ. Để tránh xa các hoạt động tập thể như đi ăn trưa, nhậu nhẹt buổi tối . Hoặc thậm chí là tám chuyện với đồng nghiệp. Chiếc khẩu trang như một vật cản làm tâm lý người đối diện khó mở miệng bắt chuyện hơn.
Discussion about this post