Hôn nhân không đơn thuần chỉ là điền đủ chữ kí vào một tờ giấy, đó là cái đích cuối cùng của tình yêu và đồng thời cũng là khởi đầu mới cho cuộc sống chung giữa hai cá thể khác nhau. Giai đoạn này, sẽ chẳng còn nhiều sự lãng mạn khi mới yêu, cũng không có sự mặn nồng trong lúc yêu đương say đắm, giai đoạn này, chúng ta cần để ý nhiều hơn tới cuộc sống, trách nhiệm và hai chữ gia đình. Hôn nhân có thể là sự chắp nối giữa những con đường riêng của từng người, cũng có thể là nấm mồ của hạnh phúc. Để biến hôn nhân trở nên tích cực và tươi đẹp hơn, trước khi kết hôn, phụ nữ cần trang bị cho mình nhưng kiến thức để gìn giữ và vun đắp hạnh phúc gia đình.
Mục Lục
Tâm lý sẵn sàng

Thực tế đã chứng minh rằng tình yêu thì màu hồng, còn hôn nhân màu xám. Vì vậy để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống gia đình, những thay đổi của bạn đời sau khi kết hôn và một cuộc sống đòi hỏi sự đối nội, đối ngoại thì việc chuẩn bị tâm lý là điều cần thiết, quan trọng không thể bỏ qua.
Tinh thần trách nhiệm
Trước khi cưới thường cúng ta chỉ lo cho công việc, sự nghiệp, người thân là ổn. Nhưng sau khi kết hôn, người phụ nữ mang trên mình nhiều trách nhiệm hơn: Làm vợ, làm mẹ, chăm lo vun vén gia đình. Nếu nội lực không đủ mạnh dễ bị căng thẳng, stress thậm chí là trầm cảm trước quá nhiều áp lực. Nếu chưa chuẩn bị tinh thần trước những trách nhiệm mới này thì không thể hoàn thành làm tốt mọi việc được.
Cân bằng sự nghiệp – gia đình
Phụ nữ hiện đại rất coi trọng sự nghiệp. Thế nhưng sau kết hôn cần học cách cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Bạn sẽ phải biết lúc nào làm lúc nào cần làm gì và vạch mọi chuyện rạch ròi. Chẳng hạn, khi đến nơi làm việc hãy tập trung 100% vào nó. Trước khi bước vào nhà hãy trút bỏ mọi muộn phiền bên ngoài để không mang theo “rác” vào nhà. Do đó, học cách cân bằng mọi chuyện trước khi bước vào hôn nhân là cực quan trọng.
Biết lắng nghe và quyết đoán
Khi bước vào hôn nhân sẽ có nhiều rắc rối ràng buộc. Tước bất kì vấn đề nào cũng có những ý kiến trái chiều. Đôi khi ràng buộc lớn nhất của người phụ nữ không phải ràng buộc vật chất danh vọng, tiền bạc, địa vị mà là những ràng buộc vô hình phi vật chất liên quan đến những yếu tố tình cảm, danh dự, sự tôn trọng, nể phục ghi nhận…Mỗi một quyết định không phải chỉ ảnh hưởng mỗi bạn nữa. Mà nó ảnh hưởng đến cả chồng, con, gia đình…
Học cách quản lý tài chính
Khi chưa kết hôn chúng ta chi tiêu thế nào cũng được. Nhưng đến lúc có một gia đình mà không biết cách quản lý tài chính thì dễ khiến bạn lâm vào khủng hoảng. Phụ nữ không nhất thiết phải kiếm quá nhiều tiền. Nhưng bạn cần phải có đủ tiền để ít nhất trang trải cho chính bản thân. Đừng để mình phải phụ thuộc dựa dẫm quá nhiều vào người bạn đời.

Kể cả bạn không kiếm tiền, ở nhà và nhận tiền chồng đưa mỗi tháng để chi tiêu gia đình thì bạn cũng cần học cách quản lý. Nếu không nó dễ khiến vợ chồng xảy ra xung đột. Việc giữ được hạnh phúc khi đó không phải là điều dễ dàng.
Giảm bớt sự chiếm hữu khi yêu
Một khi đã kết hôn tức là xác định gắn bó lâu dài. Vậy nên nếu chúng ta cứ luôn có tính chiếm hữu, muốn chồng phải luôn báo cáo rõ ràng từng lịch trình. Điều này rất dễ khiến đôi bên cảm thấy mất tự do. Nên đừng đòi hỏi, mong cầu, kiểm soát quá nhiều, hãy cho nhau thời gian tự do. Bạn cho chồng tự do cũng là cho mình tự do để làm những điều mình yêu, mình thích.
Quan tâm và chia sẻ
Sự quan tâm chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều hiếm hoi với nhiều gia đình. Cha mẹ thường mải mê với công việc mà chưa dành thời gian quan tâm đến các con. Điều đó dễ dẫn đến việc các bé dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng…
Vì vậy, hãy sắp xếp công việc để dành thời gian nhiều hơn nói chuyện, tâm sự với các thành viên trong gia đình. Điều này giúp mọi người đều cảm được quan tâm, được chia sẻ khi trở về nhà. Những bữa ăn tối, những buổi đi thể dục cùng nhau hay một chuyến du lịch gia đình… sẽ giúp mọi người thêm hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.
Discussion about this post